Monday, August 29, 2016

PHÒNG NGỪA BỆNH TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN DẠ DÀY CẦN TRÁNH GÌ?

Chào mọi người, hôm nay Trường sẽ chia sẻ cho mọi người về những điều nên tránh khi vận động thân thể (tập thể dục) đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Chúng ta cũng đều biết rằng trào ngược dạ dày là hiện tượng các chất dịch (acid) trào lên cổ họng từ dạ dày người bị bệnh, cách làm giảm bệnh tốt nhất ngoài việc điều trị với thuốc là thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe bản thân giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để chống lại bệnh tật. Nhưng làm sao để tập thể dục cho đúng cách khi đang mắc bệnh trào ngược dạ dày? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé
Tập thể dục đúng cách khi mắc bệnh

1. Tránh việc vận động ngay sau khi ăn


Như chúng ta cũng đã biết một cách tổng quát về căn bệnh trào ngược dạ dày này. Đôi khi triệu chứng của bệnh là buồn nôn sau khi ăn no nên thường mọi người sẽ tìm cách vận động để quên đi cảm giác này cũng như giúp kích thích dạ dày tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên có người lại lựa chọn việc vận động nhanh, mạnh để tránh tình trạng buồn nôn. Đây là một việc không nên làm vì khi các bạn vừa ăn xong, thức ăn vẫn chưa thể tiêu hóa liền ngay lập tức, việc vận động nhanh, mạnh sẽ dễ dẫn đến tình trang bị “xóc bụng”. Điều này không những không làm cho thức ăn tiêu hóa nhanh hơn mà ngược lại nó còn dễ dàng bị trào lên cùng với chất dịch dẫn đến người mắc bệnh có khi chưa kịp tiêu hóa đã nôn hết cả ra ngoài.

2. Địa điểm tập thể dục phải thoải mái


Đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày, bao tử thường nhạy cảm hơn so với những người bình thường. Do vậy những địa điểm vận động vì thế mà cũng “kén” hơn, người mắc bệnh nên tập thể dục ở những nơi có địa hình bằng phẳng không gồ ghề, lồi lõm để tránh việc bị “xóc” khi vận động. Mọi người có thể hình dung rằng khi chạy bộ qua những địa hình gồ ghề có nhiều mô đất lồi lõm, cơ thể của chúng ta sẽ không được ổn định theo từng nhịp lên xuống của địa hình, như vậy dễ làm cho người bệnh có cảm giác bị ngợn người vì bao tử không ổn định, dẫn đến tình trạng nôn mửa ngay khi vận động.

3. Tư thế khi vận động

Các tư thế khi vận động cũng rất quan trọng đối với người mắc bệnh. Không nên cúi gập người quá nhiều khi khởi động vì khi đó thực quản sẽ nằm thấp hơn bao tử, các chất dịch từ bao tử dễ trào lên hơn gây khó khăn cho người bệnh trong lúc tập. Đối với những người tập GYM bị mắc bệnh trào ngược dạ dày, chúng ta nên hạn chế việc nằm ngửa nâng tạ vì khi đó thực quản và bao tử gần như nằm ngang nhau cũng sẽ là “cơ hội” cho chất dịch trào lên, thay vào đó chúng ta có thể bổ sung các bài tập ngực như ngồi ghế nghiêng để tập phần ngực trên,… 


Để có một cơ thể khỏe mạnh tự nhiên chống chọi lại với bệnh tật, chúng ta ai cũng phải tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho bản thân. Tuy nhiên khi mắc bệnh thì nên hạn chế hoặc tránh những bài tập hoặc những hoạt động ảnh hưởng đến bao tử. Qua bài viết này Trường mong rằng mọi người có thể tập thể dục đúng cách trong khi mắc bệnh để có thể nhanh chóng hồi phục.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • Sàn Dược: Chuyên trang dược phẩm, TPCN, Reviews thuốc Click xem
  • An Cung Trúc Hoàn: Điều trị tai biến mạch máu não Click xem
  • Nano Curcumin OIC: Hỗ trợ điều trị Đau Dạ Dày, Đại Tràng, Ung Thư Click xem


EmoticonEmoticon