Tổng quan về vi khuẩn HP cùng bài thuốc chữa khỏi vi khuẩn HP của dòng họ Nguyễn Thu.
Những năm 1982, hai bác sĩ người Úc là Warren và Marshall tìm ra vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những tác nhân chính gây ra loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày. Hp là một loại xoắn khuẩn, cư trú dưới lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày. Lớp chất nhà của dạ dày là môi trường bảo vệ cho vi khuẩn Hp khỏi sự tác động của axít trong dạ dày.
Theo thống kê của Hội Tiêu Hóa Việt Nam nước ta có khoảng 60 - 70% dân số nhiễm khuẩn HP, không ít lần chúng tôi bắt gặp những bệnh nhân cầm tờ xét nghiệm trên tay mà nước mắt ngắn nước mắt dài vì nghe những lời đồn đại rằng nhiễm vi khuẩn Hp thì sớm muộn gì cũng bị Ung thư dạ dày. Từ đó mỗi khi nhắc tới tới bệnh Viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày, chúng ta thường đổ thừa ngay cho là do vi khuẩn Hp gây ra.
Ưu điểm và nhược của các phương pháp test vi khuẩn Hp trong dạ dày
1. Nội soi làm sinh thiết kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày
Thủ thuật này được làm kết hợp khi nội soi dạ dày, Bác sĩ đưa ống nội soi vào qua thực quản đến dạ dày, tại vị trí tổn thương Bác sĩ sẽ lấy một mảnh sinh thiết để làm xét nghiệm Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn. ưu điểm của phương pháp này có thể được xem là đánh giá chính xác trình trạng nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày của bệnh nhân, đồng thời xác định được tình trạng và mức độ và vị trí tổn thương trong dạ dày để có thể đưa ra phác đồ điều trị một cách tối ưu nhất. Đây là một phương pháp không hề dễ chịu đối với các bệnh nhân, và có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản và dạ dày trong quá trình tiến hành thủ thuật nên phương pháp này chỉ nên được chỉ định khi cần xác định vị trí và mức độ tổn thương, không nên sử dụng phương pháp này nhiều lần nếu không cần thiết.
2. Test thở Ure kiểm tra vi khuẩn Hp.
Bệnh nhân sẽ đưa được đưa một thiết bị và thở vào đó. Có 2 dạng test: 1 là sử dụng thẻ là một thiết bị giống như thẻ ATM, 2 là sử dụng bóng Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thổi vảo thiết bị giống quả bóng, sau đó hơi thở sẽ được đánh giá chỉ số bằng thiết bị phân tích. Nếu dương tính với Hp tức bệnh nhân đã nhiễm Hp, còn âm tính thì ngược lại.
Đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ nhỏ thì các phụ huynh cũng cần lưu ý khi cho trẻ làm xét nghiệm, hiện nay có 2 loại test thở khác nhau, 1 loại sử dụng cacbon 13 ( C13), một loại sử dụng Cacbon 14 (C14), C14 có giá thành rẻ hơn C13, C14 là yếu tố phóng xạ nên cấm chỉ định đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em dưới 6 tuổi. Bệnh nhân là trẻ em nên sử dụng C14, trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân có thể yêu cầu để được biết sẽ được sử dụng C13 hay C14 để đưa ra quyết định.
Ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả nhanh và chính xác, bệnh nhân không bị can thiệp nên tránh được các rủi do, phương pháp này đặc biệt tốt đối với các bệnh nhân đã từng điều trị vi khuẩn Hp cần đánh giá lại hiệu quả sau điều trị.
3. Xét nghiệm phân
Bác sĩ sẽ lấy phân của bệnh nhân đi làm xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Đây cũng là một xét nghiệm cho kết quả kiểm tra vi khuẩn HP chính xác, và được ưu tiên sử dụng. Nhược điểm của phương pháp này là mất nhiều thời gian để thực hiện và một số bất tiện về vấn đề vệ sinh trong quá trình thực hiện.
4. Xét nghiệm máu
Đây là một phương pháp phổ biến ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh cấp tỉnh, thành phố trên cả nước, tuy nhiên đây không được xem là phương pháp tối ưu, và chỉ được thực hiện nếu tại cơ sở không có các xét nghiệm khác, bởi cách này chỉ cho bệnh nhân biết bệnh nhân đã từng tiếp xúc vi trùng HP qua việc tìm kháng thể, tức khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP cơ thể bệnh nhân sẽ sinh ra kháng thể kháng Hp , loại kháng thể này được lưu hành trong máu và có thể phát hiện được bằng cách xét nghiệm kháng thể trong máu. Phương pháp này không nên dùng trong trường hợp đánh giá lại kết quả sau điều trị để tránh cho kết quả dương tính giả, do trong trường hợp nếu như vi khuẩn Hp đã được tiêu diệt hết thì kháng thể kháng Hp vẫn có thể lưu hành trong máu trong thời một vài tháng đến vài năm. Ngoài ra vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở một số khu vực khác như xoang, đường ruột và khoang miệng nhưng hoàn toàn không gây bệnh.
Một lưu ý trong việ đánh giá lại kết quả sau thời gian điều trị là phải ngưng dùng thuốc kháng sinh trước 4 tuần và thuốc ức chế acid trước 2 tuần trước khi thực hiện các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Vi khuẩn Hp có khả năng gây viêm loét dạ dày - tá tràng và nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.
Với đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu kiểm tra sức khỏe định kỳ của các đơn vị và các nhân ngày càng cao. Theo khuyến cáo của Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, việc làm xét nghiệm kiểm tra định kỳ để tìm vi khuẩn Hp ở những người khỏe mạnh hoàn toàn không có dấu hiệu biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là không cần thiết tránh gây tâm lý hoang mang.
Có rất nhiều nguyên nhân gây Viêm loét dạ dày tá tràng chúng ta không thể không thể kể tới đó là stress, áp lực công việc và cuộc sống, căng thẳng thần kinh, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài dẫn đến sự mất cân bằng của các yếu tố acid, dịch vị, HP... làm rối loạn hoạt động tiêu hóa, gây trào ngược thực quản dạ dày - thực quản dạ dày, nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày - tá tràng.
Đối với bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP dương tính việc điều trị bằng phác đồ kháng sinh tây y sẽ phải kết hơpi ít nhất 2 đến 3 loại kháng sinh, tình trạng kháng thuốc và nhiễm trở lại rất dễ xảy ra buộc phải đổi phác đồ điều trị liên tục. Đa số các bệnh nhân khi uống thuốc thường gặp phải các tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, đầy hơi, đau đầu, khó tiêu, dị ứng, tăng men gan... Thực tế cho thấy ở những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp khi điều trị phác đồ thuốc kháng sinh tây y lại gia tăng mức độ các bệnh trào ngược thực quản, hen phế quản, viêm họng do suy giảm khả năng đề kháng, béo phì.
Đã đến lúc chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò sinh bệnh của Hp trong các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, và những trường hợp nào mới cần thiết làm các xét nghiệm chuẩn đoán vi khuẩn Hp và điều trị tiệt trừ. Hiện trên thế giới có 50% dân số nhiễm vi khuẩn Hp, trong đó có khoảng 15% người nhiễm vi khuẩn Hp sẽ tiến triển bệnh viêm loét dạ dày và khoảng 1% trường hợp tiến triển thành ung thư dạ dày. Điều này là do mối tương tác giữa chúng Hp bị nhiễm với đặc điểm di truyền và các thói quen ăn uống như hút thuốc lá, ăn đồ nướng hoặc các đồ ăn được ngâm ướp .....
Vậy nên các đối tượng thực sự cần được làm xét nghiệm chuẩn đoán nhiễm Hp sớm đó là những người thân có quan hệ huyết thống trực tiếp như cha mẹ, anh chị em ruột, và con cái của bệnh nhân bị Ung thư dạ dày, họ có cùng đặc điểm di truyền, dễ bị tổn thương, có nguy cơ bị viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày hơn khi nhiễm vi khuẩn Hp. Những người thân khi có người nhà bị ung thư dạ dày dù không có biểu hiện của bệnh cũng nên làm xét nghiệm vi khuẩn Hp điều trị kịp thời để tránh nguy cơ bị viêm loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày trong tương lai.
Triệu chứng nhiễm khuẩn HP
Đa phần các trường hợp bị nhiễm khuẩn HP thường không có triệu chứng đặc trưng. Chỉ khi bị đau nặng và được khám, xét nghiệm, bệnh nhân mới biết mình có bị nhiễm khuẩn HP hay không. Tuy vậy, nếu xuất hiện một trong số những triệu chứng sau, nguy cơ bạn đã nhiễm khuẩn HP là rất cao:
- Đau bỏng rát ở vùng thượng vị
- Tiêu chảy kéo dài
- Khi đói, cảm giác đau bụng tăng lên rất nhiều
- Ngay cả khi không có thức ăn trong bụng vẫn cảm thấy buồn nôn
- Thường bị nôn khan, nôn vào sáng sớm
- Chán ăn, ợ nhiều
- Cơ thể suy kiệt, sút cân không rõ nguyên nhân
Cơ thể suy kiệt, chán ăn, sút cân? Có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn HP
Những yếu tố gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP rất dễ lây lan qua con đường ăn uống. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ nhiễm khuẩn HP còn cao hơn rất nhiều bởi tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP có thể kể đến như:
- Sống trong điều kiện đông đúc
- Nguồn nước uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh
- Sống với người đang bị nhiễm khuẩn HP
- Thói quen ăn uống chung đụng
Trong các nguy cơ trên, “ăn uống chung đụng” chính là thói quen làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao nhất. Người Việt Nam thường có thói quen chấm chung một chén nước chấm, gắp thức ăn cho nhau,… Những hành động tưởng chừng như thân mật, hiếu khách này lại làm cho các thành viên trong bữa ăn dễ bị lây nhiễm khuẩn HP hơn bao giờ hết.
Điều trị vi khuẩn HP+ bằng phác đồ tây y.
Phác đồ điều trị HP được thống nhất bởi hội nghị Masstricht IV (2013). Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần có những kiến thức nhất định về phác đồ này. Bệnh nhân cần phân biệt được các vị thuốc khác nhau. Từ đó khi sử dụng, bệnh nhân mới có thể biết sử dụng thuốc như thế nào, uống vào thời điểm gì?
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP cho bệnh nhân người lớn
Hai phác đồ chuyên chữa trị vi khuẩn HP được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
1. Phác đồ tiệt trừ HP lần đầu
- Đối với miền trung và miền bắc (khu vực có tỉ lệ khuẩn HP đề kháng Clarithromycin ở mức trung bình): sử dụng phác đồ PPI + Amoxicillin + Clarithromycin trong 14 ngày là phác đồ lần đầu.
- Đối với khu vực miền nam (khu vực có tỉ lệ khuẩn HP đề kháng Clarithromycin ở mức cao): sử dụng phác đồ nối tiếp hoặc phác đồ 4 thuốc sử dụng đồng thời.
2. Phác đồ tiệt trừ HP lần 2
- Sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth, nếu trước đó chưa dùng phác đồ này.
- Nếu trước đó đã sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth, sử dụng phác đồ PPI + Amoxicillin + Levofloxacin
Cách chữa trị bằng phác đồ này giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm các cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày gây ra. Tuy vậy, đây chỉ là cách chữa tạm thời bởi một thời gian sau, cơn đau lại xuất hiện. Chữa trị bằng phác đồ có một nhược điểm nữa đó là bệnh nhân dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, cảm thấy nôn nao khó chịu.
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
EmoticonEmoticon