Khi bị các triệu chứng khó chịu của cơn đau bao tử hành hạ, nhiều người ngoài sử dụng thuốc Tây “cắt cơn” để nhanh chóng, còn áp dụng thêm các bài thuốc dân gian truyền miệng. Trong đó, cách dùng lá dung chữa đau dạ dày được khá nhiều người tin dùng.
Trên thực tế, phương pháp chữa đau bao tử này cũng gần tương đương về công hiệu như sử dụng tinh bột nghệ - mật ong, gừng hoặc lá mơ lông… Nếu bạn quan tâm, có thể tham khảo những chia sẻ bên dưới, được rút ra từ kinh nghiệm mà tôi đã trải nghiệm.
1. Lá dung chữa đau dạ dày như thế nào?
Trước tiên, bạn nên nhìn hình bên dưới để phân biệt loài thực vật này với nhiều cây dại khác. Vì đã từng sử dụng qua nên tôi sẽ miêu tả đơn giản sơ lược cho bạn dễ hình dung.
(hình lá dung)
Theo đó, cây dung là loại cây thuộc họ Dung, kích thước nhỏ nhưng chiều cao tương đối dài (trung bình khoảng 2 mét, còn cao hơn có khi lên đến 9 mét). Cây có hạt màu nâu, hoa màu trắng (vàng nhạt), mọc riêng lẻ nhưng tụ lại nhiều trên một cành, cuống hoa phủ lớp lông tơ mịn và khá ngắn. Lá cây màu xanh, thuôn dài (9cm – 15cm), mép lá có răng cưa ngắn, thưa. Các lá dung mọc so le, khi được làm khô màu xanh của lá có thể chuyển sang vàng nâu hoặc vàng xanh.
Lúc trước tìm hiểu tôi có lưu lại thông tin về cây này, nên sẵn đây cũng cung cấp luôn tên khoa học của nó là Syplocos racemosa Roxb, để bạn không nhầm lẫn khi tìm kiếm. Thoạt nhìn cây dung hơi giống với cây “cò ke”. Tuy nhiên, lá dung chữa đau dạ dày khá hiệu quả, khác với “tầm vóc” hoang dại của mình.
Vì trước đây tôi đã từng dùng lá này để chữa bệnh, nên bạn nào muốn biết cách dùng có thể áp dụng theo phương pháp sau: Lấy khoảng 20gr - 40gr lá dung khô rửa sạch, cho vào ấm 2 lít nước, nấu như nước chè xanh bình thường, uống thay nước lọc hàng ngày. Để nước chè lá dung phát huy tối đa công dụng, bạn nên lấy lá vừa “trưởng thành”, không quá non (nhanh thiu) cũng không quá già (bị đắng). Trong năm, thời điểm chọn lá tốt nhất là vào tháng 8 đến tháng 12.
Ngoài lá dung, một số người cũng dùng vỏ thân và vỏ rễ cây dung sấy khô để nấu uống. Tôi không biết mùi vị ra sao vì chưa thử vỏ cây, chỉ dùng lá thôi và thấy khá dễ uống, nước vàng sóng sánh, mùi cũng không khó chịu.
2. Đánh giá hiệu quả của cách chữa đau dạ dày bằng lá dung:
Như đã chia sẻ, thời gian trước khi bị bệnh, cũng như nhiều người bệnh viêm dạ dày mạn tính, tôi rất hay tìm hiểu trên mạng các mẹo dân gian và áp dụng theo. Người ta nói “có bệnh thì vái tứ phương”, biết đâu Trời Phật thương mà phù hộ, nên tôi cũng từng uống lá dung theo lời khuyên của một người họ hàng.
Lúc đó tôi đặt mua lá dung chữa đau dạ dày trên mạng và dùng liên tục thay nước lọc trong 6 tháng, tình trạng bệnh có đỡ hơn phần nào, cơn đau cũng giảm đôi chút. Tuy nhiên, chỉ cần dừng uống độ 1 tuần là bệnh lại như cũ. Sau đó tôi tìm hiểu thêm trên mạng và nhận ra rằng, lá dung tuy có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bao tử, nhưng nó chỉ giải quyết được phần ngọn của căn bệnh, chứ không có đủ “công lực” để trị hết chứng đau dạ dày mạn tính.
Người mới bệnh có thể dùng lá dung mà khỏi nếu kết hợp thêm chế độ ăn uống khoa học, nhưng tình trạng bệnh của tôi đã ở mức trầm kha thì dùng lá dung bao nhiêu cũng không dứt được.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa rằng bạn phải sống chung với bệnh dạ dày mạn tính suốt đời. Vì thực tế bây giờ tôi đã khỏi hẳn căn bệnh những tưởng là “nan y” này. Đó có lẽ là một sự may mắn, là một cơ duyên của tôi khi được tiếp cận với bài thuốc Nam chữa đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu.
Bài thuốc này khá khó uống, vị đắng đúng với bản chất thuốc Nam được bào chế từ các loại dược thảo tự nhiên. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hành trình chữa bệnh của tôi trong các bài viết trước, trước khi thử áp dụng.
Xin nhắc lại lần nữa, lá dung chữa đau dạ dày cũng rất tốt, nhưng ai mới bệnh, bệnh còn đang nhẹ thì mới dùng… Còn đã nặng thì hãy tìm giải pháp khác để không mất thời gian.
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
EmoticonEmoticon