Các bạn biết không khi đi khám qua quá trình xét nghiệm bị chuẩn đoán “ Dương tính với vi khuẩn Hp” kèm với đó là những ghi chú “ Vi khuẩn có thể lây lan cho người thân”, … tôi đã rất lo lắng, hoang mang. Sau khi nhận được tư vấn từ bác sĩ, cũng như xác thực thông tin từ báo mạng, tôi được biết, nhiễm HP là một trong những trường hợp nhiễm khuẩn thường gặp ở người.
Vì sao bạn bị mắc phải vi khuẩn HP?
Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn HP không ảnh hưởng nhiều nhưng một khi có điều kiện stress, chế độ ăn uống không phù hợp, cơ thể xảy ra nhiều thay đổi, vi khuẩn HP sẽ hoạt động mạnh, sản sinh ra các chất khiến vùng niêm mạc dạ dày bị xung huyết, tổn thương và lâu lành. Nó tồn tại nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày và rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường tiêu hoá.
Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo khi tôi đã bị mắc vi khuẩn HP thì không được ăn chung bát đũa, uống chung ly nước,… để tránh lây bệnh cho người thân trong gia đình.
Vi khuẩn HP
Biết người biết ta – bạn nên biết vi khuẩn HP để phòng bệnh tốt hơn
Trên thực tế, việc mắc vi khuẩn HP không thực sự quá nguy hiểm. Trong một số trường hợp, mặc dù mắc phải HP nhưng vẫn không gây ra triệu chứng gì. Đó là do chủng vi khuẩn động lực thấp. Tuy nhiên, đa phần khi HP đã xâm nhập vào dạ dày, nó sẽ làm tổn thương niêm mạc, khi axit dạ dày tiêu hoá ngang qua niêm mạc sẽ dẫn đến loét dạ dày. Đó là lý do khiến khi mắc bệnh, tôi hay có cảm giác nóng rát, đầy hơi, nôn mửa, sụt cân do chán ăn.
Một khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, nếu không điều trị dứt điểm người bệnh có thể sẽ phải chịu đựng tình trạng bệnh dai dẳng, mạn tính, biến chứng nặng hơn có thể chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Thế nhưng, theo tôi được biết ung thư dạ dày còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác như di truyền, chế độ ăn uống nhiều hoá chất độc hại hay nhiều muối,..
Viêm loét dạ dày
Bí quyết điều trị vi khuẩn HP để bạn không còn phải lo sợ về bệnh dạ dày
Để điều trị bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn HP, bác sĩ khuyên tôi nên :
- Rửa tay, tránh thực phẩm bị ô nhiễm
- Ăn chín, uống sôi, vệ sinh ăn uống kĩ
- Luôn tuân thủ việc điều trị vi khuẩn HP theo chỉ định của bác sĩ
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, vitamin C để tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Bổ sung rau xanh, hoa quả
- Cách ly ăn uống với các thành viên trong gia đình để chống lây nhiễm…
Những biện pháp này không mang tính an toàn tuyệt đối, nhưng nó sẽ phần nào hạn chế được khả năng nhiễm và lây lan vi khuẩn HP.
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
EmoticonEmoticon