Các bệnh liên quan đến dạ dày thường tạo cho người bệnh những cảm giác khó chịu và luôn phải vất vả chống chọi lại chúng. Tuy không nguy hiểm như HIV và có thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên trong thời gian nhiễm bệnh, nó rất biết cách “hành hạ”. Nhất là vi khuẩn HP luôn sẵn sàng xuất hiện hoặc chực chờ “nhảy” vào dạ dày của chúng ta qua đường nước bọt. Vậy có bao giờ bạn tưởng tượng rằng mình dạ dày khỏe mạnh, ăn uống bình thường nhưng từ cái hôm đi ăn bún đậu mắm tôm với thằng bạn, ăn chung chén mắm tôm với nó mà về lại bị mắc phải bệnh viêm dạ dày chưa? Nghe có vẻ khó tin quá nhỉ? Nhưng nếu tìm hiểu kĩ, bạn sẽ không khỏi bất ngờ đâu.
Ăn uống chung đụng – nhiễm vi khuẩn HP như chơi
Hầu hết trong chúng ta đều cho rằng ăn uống chung một chén mắm, uống cùng một ly cà phê thì làm sao mà có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP cho được, hoặc là dù có biết về nguyên nhân đó đa số đều “tặc lưỡi” cho qua và cho nó thật là một nguyên nhân nhảm nhí và biết cách “đùa người”. Nhưng sự thật thì luôn phũ phàng và thực tế lại đi ngược với những gì chúng ta suy nghĩ.
1. Tại sao ăn uống chung đụng lại dễ nhiễm vi khuẩn HP?
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sống được trong môi trường thiếu khí và khi người bình thường nhiễm phải vi khuẩn này thì loại này lại “trú ngụ” luôn cả trong nước bọt của người bệnh chứ không chịu yên thân ở trong dạ dày của người đó. Nên khi chúng ta ăn uống chung với người bệnh và sử dụng chung một chén nước chấm, uống chung một ly nước với người bệnh, một số chất hoặc cả khi nước bọt của người đó còn sót lại nơi miệng ly hoặc hòa tan với nước hoặc theo đồ ăn tan trong nước mắm thì vô tình ta đã hấp thụ một phần nước bọt mang theo cả vi khuẩn HP của người đó. Và kết quả là…. “không cần chồng mà vẫn có con”.
Chỉ cần ăn chung chén mắm đã có thể bị lây nhiễm
2. Thói quen ăn uống chung đụng của người Việt Nam
Không chỉ mỗi Việt Nam chúng ta mà các nước phương Đông bắt nguồn từ nền văn hóa Trung Quốc đều có thói quen ăn uống chung đụng với nhau. Hình ảnh gia đình quây quần bên mâm cơm mỗi tối, ăn chung một tô canh, một chén nước chấm và đôi khi còn chung cả.. ly uống nước. Hình ảnh gia đình phương Đông quá đỗi thân thiết và đầm ấm mang lại sự ghen tị cho người Tây phương vì nhiều lúc phải ăn một mình vì công việc quá bận bịu. Nhưng đi theo đó là tỉ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP bởi người bệnh cũng rất đáng báo động. Tỉ lệ về sự lây nhiễm khi ăn uống chung đụng ở khu vực phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là 80%.
3. Cách phòng tránh việc lây nhiễm vi khuẩn HP
Chẳng còn cách nào có thể tối ưu hơn việc hạn chế việc ăn uống chung đụng với người bệnh trừ trường hợp đã bị lây nhiễm bởi các thành viên trong gia đình (từ cha-mẹ sang con). Mỗi người nên có một chén nước chấm riêng để vừa thoải mái cho mình và tránh tình trạng giành nhau một chén nước chấm. Ngoài ra cũng đừng nên “thử miếng” nước của người bệnh, bạn có thể tự mua loại thức uống đó để bản thân trải nghiệm cho trọn vẹn vì biết đâu “một miếng” của bạn chưa đủ thỏa mãn để đánh thức vị giác của bạn thì sao
Thói quen ăn uống chung đụng đối với chúng ta tuy bình thường nhưng đằng sau đó là những căn bệnh lẩn khuất ẩn mình luôn sẵn sàng ập đến với chúng ta bất cứ lúc nào. Ít nhất Trường cũng đã nêu lên những cái chung nhất về việc lây nhiễm do ăn uống chung đụng cho mọi người hiểu được tính quan trọng của việc này. Mong rằng mọi người có thể hạn chế việc ăn uống chung đụng với người bệnh để đảm bảo sức khỏe của bạn thân mình. Ngoài ra bạn nên tham khảo thêm bài viết: Cách trị vi khuẩn Hp dạ dày.
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
EmoticonEmoticon