Monday, July 18, 2016

TRẺ EM BỊ NHIỄM VI KHUẨN HP BẬC CHA MẸ NÊN ĐIỀU TRỊ NGAY

Vi khuẩn HP đang trở thành nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người. Khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Thậm chí còn có thể biến chứng dẫn đến ung thư dạ dày. Đứng trước tình hình đó, nhiều bậc cha mẹ vì quá lo lắng đã đưa con đi khám, điều trị khuẩn HP.

#. Khuẩn HP xuất hiện ở cả trẻ nhỏ

Chiều 5 – 7, khi đang ngồi chơi ở trường, em P (14 tuổi) đột nhiên ói ra thức ăn. Sau khi được chở về nhà, em lại tiếp tục ói, đại tiện ra phân đen và ói ra máu. Gia đình vội vàng đưa em đến bệnh viện quận 7 để điều trị. Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy em P có ổ loét, bị vỡ các mạch máu trong dạ dày. Nguyên nhân là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành điều trị.


Một bệnh nhi 14 tuổi bị nhiễm khuẩn HP đang được bác sĩ khám bệnh


#. Chưa có triệu chứng, vẫn năn nỉ bác sĩ điều trị

Trước tình hình khuẩn HP hoành hành, nhiều bậc cha mẹ vì quá lo lắng cho con của mình nên dù chưa có triệu chứng gì vẫn yêu cầu các bác sĩ điều trị. Theo bác sĩ Hoàng Lê Phúc, trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Đồng 1, số trẻ đến chữa vi khuẩn HP dù không có triệu chứng còn nhiều hơn cả số bệnh nhân thật sự bị nhiễm HP. Nguyên nhân là do các bậc cha mẹ quá lo sợ khuẩn HP gây ra viêm loét, ung thư dạ dày nên đã đi chữa sớm để giúp con ngăn ngừa.

#. Tuổi nào cần điều trị khuẩn HP?

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, giảng viên bộ môn nội tổng quát thuộc trường đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Hồ Chí Minh cho biết trẻ nhiễm HP sau 15 tuổi nếu không có triệu chứng vẫn không cần điều trị. Bởi các phác đồ hiện nay cũng chỉ diệt được 75% số vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, dù có điều trị hết thì nguy cơ trẻ nhiễm bệnh vẫn rất cao bởi trẻ chưa ý thức được việc đảm bảo vệ sinh khi ăn uống.

Khuẩn HP rất dễ lây qua đường ăn uống


Hiện nay ở Việt Nam, để xác định một người có bị nhiễm HP không gồm có ba cách:
  • Nội soi, lấy mẫu dạ dày để xét nghiệm sinh thiết tìm khuẩn HP 
  • Xét nghiệm hơi thở tìm khuẩn HP 
  • Xét nghiệm phân tìm khuẩn HP 
Việc phát hiện và chữa trị sớm khuẩn HP cho trẻ là điều hết sức cần thiết. Tuy vậy, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Nếu trẻ có các dấu hiệu như: đau bụng, ợ hơi, ợ chua,… Khi đó hãy đem trẻ đến tại các bác sĩ, thầy thuốc chuyên khoa dạ dày để được khám và điều trị chính xác nhất.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • Sàn Dược: Chuyên trang dược phẩm, TPCN, Reviews thuốc Click xem
  • An Cung Trúc Hoàn: Điều trị tai biến mạch máu não Click xem
  • Nano Curcumin OIC: Hỗ trợ điều trị Đau Dạ Dày, Đại Tràng, Ung Thư Click xem


EmoticonEmoticon