Để có thể chữa dứt điểm căn bệnh viêm dạ dày, người bệnh ngoài việc tuân theo các yêu cầu chữa trị của bác sĩ còn phải thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Hẵn nhiều bạn đang có thắc mắc rằng người bị viêm dạ dày phải ăn uống như thế nào cho hợp lý? Là một người có nhiều kinh nghiệm trong việc chữa đau dạ dày, Trường sẽ cho bạn một số lời khuyên như sau.
Ngưng sử dụng các loại thuốc có hại cho dạ dày
Để có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm dạ dày, bệnh nhân cần ngưng sử dụng ngay các loại thuốc có hại cho dạ dày, cụ thể là:
- Aspirin. Loại thuốc này có tác dụng phụ là gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm loét dạ dày tá tràng, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu bắt buộc phải sử dụng aspirin, bệnh nhân cần ăn thật no tức là uống ngay sau khi ăn để dùng thức ăn làm chất độn ngăn không cho aspirin tiếp xúc trực tiếp với dạ dày. Ngoài ra, bệnh nhân có thể uống aspirin dưới dạng hòa tan để tránh dược chất phóng thích tập trung tại niêm mạc gây loét dạ dày.
Aspirin gây tổn hại cho niêm mạc dạ dày có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày
- Thuốc kháng viêm không có steroid…
- Diclofenac. Đây là loại thuốc chuyên dùng để trị viêm đa khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống. Diclofenac có khả năng gây viêm loét dạ dày nếu dùng thường xuyên.
Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày, nếu có sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, bạn đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ăn các thức ăn dễ tiêu hóa cho dạ dày của bạn.
Ăn các thức ăn dễ tiêu hóa chính là lời khuyên đầu tiên mà lương y Thu Phương dặn dò Trường khi khám bệnh. Để dạ dày không phải làm việc quá nhiều, bạn cần đảm bảo các thức ăn mình ăn đều dễ tiêu hóa. Để các thức ăn ăn vào dễ tiêu hóa bạn cần:
- Ăn các loại thức ăn mềm, loãng, đủ dinh dưỡng và dễ tiêu. Một số loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng,… Ngoài ra, các loại thức ăn giúp bọc niêm mạc dạ dày như: bánh mỳ, bột sắn, gạo nếp,… cũng nên được thường xuyên sử dụng.
Sữa, trứng là các loại thực phẩm nên dùng cho bệnh nhân bị bệnh viêm dạ dày
- Không ăn thức ăn sống, thức ăn lạnh hay những loại đã được chế biến sẵn như: lạp xưởng, dăm bông, xúc xích,…
- Khi chế biến thức ăn cần băm, xay nhỏ, nghiền, nấu nhừ.
- Thường xuyên ăn các món luộc, hấp. Hạn chế các món xào, rán,...
Ngoài việc uống thuốc, chữa trị theo yêu cầu của thầy thuốc, duy trì thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh cũng là việc vô cùng quan trọng. Trong thời gian chữa bệnh viêm dạ dày, Trường đã phải thay đổi thực đơn sao cho thật phù hợp với bệnh tình của mình. Chính nhờ đó mà việc chữa trị diễn ra rất hiệu quả!
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
EmoticonEmoticon